Chụp kỷ yếu là một trong số những động lực to đùng giúp nhiều nữ sinh giảm cân thành công…
Nếu hỏi học sinh cuối cấp hay sinh viên năm cuối mong chờ điều gì nhất? Chụp ảnh kỷ yếu có lẽ sẽ là một trong những lựa chọn được đông đảo mọi người lựa chọn. Đây là dịp mà tập thể có cơ hội gắn kết, cũng là dịp mà sức sáng tạo của các bạn trẻ được phát huy tối đa. Đặc biệt, nhờ những cuộc thi như Z-Gang Endgame, bạn còn biết thêm được rằng chụp kỷ yếu bây giờ không chỉ để vui mà có thể trở thành một sân chơi, có giải thưởng hẳn hoi.
Kỷ yếu và ý nghĩa nó mang đến chính là lý do dù bạn lười đến đâu hay vốn trầm lặng, ít giao tiếp với bạn bè cùng lớp đến đâu thì cũng nên tham gia chụp. Bởi suy cho cùng, hơn cả một bộ ảnh thông thường, kỷ yếu như một chiếc hộp thần kỳ nơi bạn tha hồ cất chứa những kỷ niệm chân thành, những cảm xúc không tên, những mối quan hệ mơ hồ…
1. Năm ấy, chúng ta đều cho rằng ngày tháng còn dài, tương lai còn mãi. Thế là chúng ta vừa cười vừa khóc vừa nói lời tạm biệt, hẹn gặp nhau vào một ngày đẹp trời. Sau này mới dt có những người đã tạm biệt rồi sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Tất cả những gì còn lại chỉ là những tấm hình kỷ yếu, những cuốn sổ lưu bút kể lại năm tháng thanh xuân đã qua.

Ảnh: CHỤP KỶ YẾU VŨNG TÀU – 1995’S LOCAL STUDIO
Vào ngày chụp kỷ yếu năm ấy, ngay cả những người bạn vốn trầm tính nhất cũng phá vỡ im lặng, chủ động mỉm cười để chụp chung tấm ảnh với đám đông 4 năm trời mình chẳng hề giao tiếp. Vẫn không lời nào được nói ra nhưng ít nhất vào khoảnh khắc đó, chúng ta thực sự là một tập thể.
Vào ngày chụp kỷ yếu năm ấy, ngay cả những giáo viên giảng viên bình thường nghiêm túc cũng vứt bỏ sự cứng nhắc, mỉm cười nhìn học trò của mình bày trò, tạo dáng, đùa vui.
Chúng ta của sau này, ra trường, bước chân vào xã hội. Mỗi người mang trên mình một trách nhiệm, một vai trò khác nhau. Mỗi người lại trải qua những cung bậc khác nhau: thành công có, thất bại có, hạnh phúc có, tuyệt vọng cũng có. Nhưng dù bao lâu trôi qua, mỗi lần lật lại album ảnh cũ thì dòng nhiệt huyết thanh xuân vẫn cuộn trào. Đây có lẽ chính là ý nghĩa lớn nhất của việc chụp kỷ yếu.
2. Một bức ảnh tốt nghiệp chỉ cần 3 giây để chụp, nhưng nó lại lưu giữ kỷ niệm của suốt 3 năm thời gian. Vậy mới nói có một loại tốt đẹp mang tên Thanh Xuân, có một loại chia ly mang tên Tốt nghiệp.
3. Ảnh kỷ yếu đã trở thành một phần không thể thiếu của học sinh cuối cấp và sinh viên năm cuối. Không có ảnh kỷ yếu giống như việc hành trình của bạn tại trường học chưa hoàn thiện vậy.
4. Hơn cả mấy bức ảnh “sống ảo”, ảnh kỷ yếu là cách lưu giữ lại kỉ niệm, chục năm sau này nữa vẫn có thể lôi ra xem mà: “Năm đó…”.

Ảnh: CHỤP KỶ YẾU VŨNG TÀU – 1995’S LOCAL STUDIO
5. Chụp kỷ yếu là một trong số những động lực to đùng giúp nhiều nữ sinh giảm cân thành công, bởi lẽ ai chẳng muốn mình lên hình đẹp, nổi bật cơ chứ.
6. Mỗi bức ảnh đều mang theo một câu chuyện riêng. Ảnh kỷ yếu cũng vậy. Đóng băng lại những khoảnh khắc đáng nhớ và giữ chúng mãi tới mai sau.
7. Cuộc sống luôn cần những khoảnh khắc mang tính nghi thức, ảnh kỷ yếu hay ảnh tốt nghiệp cũng là một loại nghi thức, đánh dấu một sự kết thúc và cũng là một sự khởi đầu khác.
8. Các bạn có biết để gặp lại những người cũ là chuyện khó khăn thế này không? Sau khi tốt nghiệp ra trường, mỗi người một con đường, một hướng đi, cùng thành phố gặp nhau đã khó huống chi đến việc tất cả phân tán tứ tung.
Những bức ảnh kỷ yếu khi ấy trở thành những kỷ niệm đẹp, không vì lý do gì đặc biệt, chỉ là một nhóm người từng cùng nhau đồng hành, cùng nhau học tập, cùng nhau phấn đấu, cùng nhau nỗ lực cố gắng. Thứ chúng ta nhớ lúc này đây không phải là một cá nhân nào đó, một người bạn nào đó là một khoảng thời gian khó quên.
Kỷ yếu giống như những mảnh hoài niệm rời rạc được chúng ta cất trong hộp ký ức. Dù không thường xuyên mở nó ra nhưng vì biết chúng luôn ở đó nên chúng ta vẫn cảm thấy an tâm. Chúng ta không thể để mất chúng đâu, bởi lẽ đêm khuya thanh vắng, hẳn sẽ có lúc chúng ta cần chúng để lấp đầy tâm hồn cô đơn của mình.
Kỷ yếu giống như những mảnh hoài niệm rời rạc được chúng ta cất trong hộp ký ức. Dù không thường xuyên mở nó ra nhưng vì biết chúng luôn ở đó nên chúng ta vẫn cảm thấy an tâm. Chúng ta không thể để mất chúng đâu, bởi lẽ đêm khuya thanh vắng, hẳn sẽ có lúc chúng ta cần chúng để lấp đầy tâm hồn cô đơn của mình.

Ảnh: CHỤP KỶ YẾU VŨNG TÀU – 1995’S LOCAL STUDIO
9. Bản thân mình cho rằng việc chụp ảnh kỷ yếu có ý nghĩa rất lớn. Nó đồng nghĩa với việc chúng ta đã kết thúc mười mấy năm ăn học của mình. Sự xuất hiện của nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sắp thoát khỏi tháp ngà mang tên trường học. Chỉ vậy thôi cũng đáng để lưu giữ rồi.
10. Ý nghĩa của việc chụp kỷ yếu nằm ở việc một ngày của nhiều năm về sau, có thể là trong lúc bạn dọn dẹp lại nhà cửa hay sắp xếp chỉnh lý lại máy tính, tình cờ tìm thấy nó ở một góc nào đó. Vào khoảnh khắc ấy, bạn sẽ ngay lập tức hồi tưởng lại được thứ trạng thái bừng bừng sức sống của mình thời trẻ, hồi tưởng được cả những gương mặt tưởng chừng đã quên từ lâu…